Làng Gốm Gia Thủy: Nơi Ngọn Lửa Nung Chưa Bao Giờ Tắt
Ninh Bình, mảnh đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng những danh thắng tuyệt đẹp như Quần thể danh thắng Tràng An – di sản thế giới kép đầu tiên và duy nhất tại Đông Nam Á, hay quần thể Cố đô Hoa Lư – chứng nhân lịch sử của ba triều đại phong kiến lớn. Nhưng vẻ đẹp của Ninh Bình không chỉ dừng lại ở đó. Nơi đây còn lưu giữ những làng nghề truyền thống, một nét đẹp văn hóa độc đáo được gìn giữ qua bao thế hệ. Và làng gốm Gia Thủy chính là một trong số đó, nơi ngọn lửa nung chưa bao giờ tắt, mang trong mình tinh hoa của đất và hồn người.
Gốm Gia Thủy – Nét đẹp mộc mạc, tinh hoa truyền thống
Gốm Bát Tràng, gốm Phù Lãng, gốm Gia Thủy – mỗi làng nghề đều mang một vẻ đẹp riêng. Gốm Gia Thủy không có sự hào nhoáng của họa tiết cầu kỳ, thay vào đó là sự mộc mạc, chân phương, mang đậm bản sắc của đất và con người. Những chiếc bình gốm Gia Thủy được tạo ra từ sự kết hợp hài hòa giữa nguồn nguyên liệu đất sét với ngọn lửa nung và bàn tay tài ba, khéo léo của người thợ gốm. Từ năm 2007, làng gốm Gia Thủy vinh dự được công nhận là một trong những làng nghề truyền thống của Ninh Bình, giữ vững và phát triển mạnh mẽ qua bao năm tháng. Làng gốm Gia Thủy không chỉ là nơi sản xuất những sản phẩm gốm độc đáo mà còn là một điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước.
Hành trình từ đất sét đến sản phẩm gốm
Theo những người nghệ nhân trong làng, trước đây làng gốm Gia Thủy đã bắt đầu từ gốm Long Thịnh vào những năm 60 của thế kỷ trước. Năm 1959, một số thợ gốm từ vùng Thanh Hóa đã di cư về đây và mở lò gốm sản xuất các vật dụng sinh hoạt như nồi, niêu, chum, vò, vại đựng nước.
Vùng đất này được chọn làm nơi phát triển nghề gốm truyền thống vì đất sét ở đây có màu nâu vàng đặc trưng, chỉ có ở đây mới có loại đất này. Đất này có độ kết dính cao, mịn và chịu nhiệt tốt. Chính vì lý do đó mà làng gốm Gia Thủy đã ra đời và tồn tại đến ngày nay.
Để tạo ra mỗi sản phẩm gốm Gia Thủy, người nghệ nhân phải trải qua một chuỗi công đoạn cẩn thận, tỉ mỉ, thậm chí có thể kéo dài gần một tháng mới hoàn thành. Từ việc chọn đất, phơi đất, ngâm đất, lọc đất, cho đến việc nhào nặn, tạo hình, phơi khô và nung, mỗi bước đều ẩn chứa sự tâm huyết và kinh nghiệm của người thợ gốm.
Bí mật của men hỏa biến và chất đất độc đáo
Đặc biệt, gốm Gia Thủy không tráng men mà được nung mộc trong 3 ngày 3 đêm để trở thành sành và cứng như thép, phù hợp cho việc dựng nước và đựng rượu. Quá trình nung gốm đòi hỏi sự tỉ mẩn và khéo léo, đặc biệt là việc tiếp củi vào lò nung phải được điều chỉnh cẩn thận để tránh tình trạng cong, vênh hoặc rạn. Nung gốm tại làng Gia Thủy luôn được thực hiện bằng củi, và người thợ phải canh chừng và điều chỉnh nhiệt độ liên tục. Sự kết hợp giữa đất và lửa tạo nên những sản phẩm mang vẻ đẹp mộc mạc nhưng tinh tế bên trong.
Điều đặc biệt là lớp men hỏa biến tự nhiên xuất hiện trên gốm Gia Thủy sau khi nung. Lớp men này không chỉ đẹp về thẩm mỹ mà còn mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chất đất đa khoáng, giàu kháng chất, khi kết hợp với lớp men hỏa biến tạo nên những sản phẩm gốm vừa đẹp, vừa an toàn, vừa tốt cho sức khỏe.
Gốm Gia Thủy và tinh hoa trà Việt tại Nhà Vân
Sự kết hợp độc đáo của gốm Gia Thủy với tinh hoa trà Việt chính là điểm nhấn cho thương hiệu Trà Nhà Vân. Những chiếc ấm, chén gốm Gia Thủy được lựa chọn kỹ lưỡng, mang vẻ đẹp mộc mạc, thanh tao, và đầy tinh tế, mang đến trải nghiệm thưởng trà trọn vẹn hơn. Lớp men hỏa biến tự nhiên giúp giữ trọn hương vị của trà, kể cả khi pha trà, ủ trà hay uống trà.
Nhà Vân, với những sản phẩm trà Shan Tuyết cổ thụ Hà Giang độc đáo, kết hợp cùng gốm Gia Thủy và những thức quà truyền thống như là kẹo truyền thống xứ Đoài, mang đến cho bạn một hành trình thưởng thức trà đầy đủ hương vị và tinh thần.